Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp phổ
biến, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Cùng Y dược LuânThành tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hữu
hiệu nhất nhé!
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (hay viêm đa khớp dạng thấp) là một bệnh
mãn tính gây ra bởi sự rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công
nhầm vào các mô khoẻ mạnh trong cơ thể.
Bệnh thường ảnh hưởng ở cả hai bên khớp đối xứng của cơ thể.
Nếu một trong hai khớp ở chân hay tay bị viêm khớp dạng thấp, khớp
tương tự ở chân hay tay còn lại cũng có khả năng cao mắc bệnh. Đây cũng được
xem là cách phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp với bệnh viêm đau khớp.
Viêm khớp dạng thấp gây nhiều đau đớn |
Căn bệnh này rất dễ gặp ở khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay, khớp gối. Bệnh phổ biến ở độ tuổi 20-40. Theo ước tính, cứ 100 người trưởng thành thì có 1 đến 5 người bị viêm khớp dạng thấp. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều gấp 2-3 lần nam giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp
Rối loạn tự miễn là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm khớp
dạng thấp. Bên cạnh đó, một số yếu tố sau góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Yếu
tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì
nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2-3 lần so với người bình thường. Yếu tố di truyền
khiến sự nhạy cảm với môi trường tăng lên, dễ nhiễm một số vi khuẩn, virus
nhất định, từ đó làm khởi phát bệnh.
- Giới
tính: Nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Hút
thuốc: Khói thuốc lá chứa nhiều hoạt chất độc hại, làm tăng nguy cơ
phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp. Với những người đã mắc bệnh,
hút thuốc lá sẽ khiến các triệu chứng ngày một tồi tệ.
- Béo
phì: Những người có cân nặng vượt quá mức quy định sẽ có nguy cơ mắc bệnh
viêm khớp dạng thấp cao hơn.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm tuổi thọ trung bình từ
3-7 năm và tăng tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân gặp biến chứng tim mạch, nhiễm
trùng, ung thư… và các hệ quả do thuốc điều trị. Do đó, bệnh cần được điều trị
tích cực ngay từ đầu để giảm thiểu tối đa các triệu chứng, làm ngừng hay chậm
tiến triển của bệnh, hạn chế khả năng tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho
người bệnh.
Điều trị viêm khớp bằng Y học hiện đại
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị viêm khớp
Các loại thuốc Tây có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh
nhanh chóng, giảm đau, chống viêm và ngăn sự tiến triển của bệnh.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Thuốc
kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs): Có tác dụng giảm đau và
giảm viêm. Tác dụng phụ: kích ứng dạ dày, tổn thương thận và tim, tăng
nguy cơ xuất huyết.
- Corticosteroid: Giảm
viêm, giảm đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, nhóm thuốc
này có thể khiến người bệnh bị loãng xương, tăng cân và tiểu đường.
- Thuốc
chống thấp khớp (DMARDs): Làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp
các khớp và mô khác tránh khỏi tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, thuốc cũng
có thể gây tổn thương gan, ức chế tủy xương hay nhiễm trùng phổi.
- Thuốc
sinh học: Đem lại hiệu quả với các trường hợp bệnh nhân không đáp
ứng được với các thuốc khác, cải thiện tình trạng bệnh. Mặc dù vậy, các
thuốc này có thể gây tác dụng phụ đáng quan ngại là lao và các nhiễm khuẩn
cơ hội, nhiễm virus, ung thư. Do đó, trước khi được chỉ định dùng thuốc
sinh học, buộc phải sàng lọc, khảo sát các phản ứng, theo dõi chặt chẽ trước,
trong và sau khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn.
Có thể thấy, phương pháp điều trị bằng các loại thuốc Tây y
không những không tác động trực tiếp đến nguyên nhân bệnh mà còn có nhiều tác dụng
phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Phẫu thuật khớp
Khi dùng thuốc Tây không đem lại hiệu quả điều trị như ý, phẫu
thuật là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Phương pháp này có thể
giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp, giảm đau nhưng lại khá tốn kém trong khi
hiệu quả không tuyệt đối, vẫn có xác suất thất bại và các biến chứng vẫn có thể
xảy ra.
Xem thêm bài viết: Phòng và điều trị thoái hóa cột sống.
Điều trị viêm khớp bằng Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp thuộc phạm trù chứng
tý – đau nhức, sưng mỏi các cơ khớp ở tay chân do khí huyết không lưu thông tốt,
gây bế tắc kinh lạc.
Căn cứ vào đó, các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm khớp dạng thấp tập trung loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đem lại
hiệu quả từ từ nhưng ổn định, lâu dài. Hơn nữa, vì có nguồn gốc từ thảo dược
thiên nhiên nên phương pháp chữa trị bằng Y học cổ truyền thường không gây tác
dụng phụ cho người bệnh, cơ thể dễ dàng hấp thụ và thanh thải.
Kết hợp chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh Viêm
khớp dạng thấp
Để tăng tối đa hiệu quả điều trị, bệnh nhân mắc viêm khớp dạng
thấp nên:
- Tập
các bài tập có lợi, giúp cải thiện bệnh, ví dụ như: yoga, đạp xe, kéo căng
cơ, v.v...
- Tránh
các động tác có hại cho khớp.
- Không
đứng hay ngồi nguyên một tư thế quá lâu, chú ý giữ tư thế thẳng, cân đối.
- Tránh
mang vác, cầm đồ vật nặng.
- Bổ
sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D giúp xương chắc khoẻ và các sản
phẩm từ sữa, cá, trứng, rau xanh…
- Không
sử dụng rượu, thuốc lá.
- Hạn chế việc căng thẳng, áp lực thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét