Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả

Hiện nay, do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ít vận động làm cho số lượng bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp ngày càng gia tăng. Các phác đồ được sử dụng trong điều trị bệnh viêm khớp chủ yếu chỉ làm giảm các triệu chứng, giảm viêm nhiễm để duy trì khả năng vận động cho bệnh nhân. Vậy những phương pháp điều trị viêm khớp nào hiệu quả? Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bệnh viêm khớp là gì?

Bệnh viêm khớp là một tình trạng bệnh đặc trưng bởi khớp tổn thương, nhiễm trùng. Lớp đệm phần sụn khớp bị bào mòn khiến cho việc cử động các khớp khó khăn và sưng đau. Bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau và lứa tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là người cao tuổi.

Viêm khớp xuất hiện ở bất cứ khớp nào của cơ thể. Các thuật ngữ gọi tên sẽ tùy vào vị trí bệnh xuất hiện như viêm khớp háng, viêm khớp gối, viêm khớp vai, viêm khớp dạng thấp…

Bệnh viêm khớp
Căn bệnh viêm khớp

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm khớp

2.1. Nguyên nhân của bệnh viêm khớp

Nhắc tới viêm khớp nhiều người sẽ nghĩ nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh này là sự nhiễm khuẩn. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra căn bệnh này có rất nhiều. Một số nguyên nhân dẫn tới căn bệnh viêm khớp như sau:

  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt, ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình có người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì khả năng mắc viêm khớp khá cao.
  • Béo phì: Đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra viêm khớp. Đối với những người béo phì áp lực lên những khớp gối lớn nên nguy cơ bị viêm khớp sẽ cao hơn.
  • Chấn thương: Sau khi bị những chấn thương ở gân, cơ, khớp và các vùng lân cận trong một thời gian dài thì bệnh nhân có thể mắc bệnh viêm khớp nếu không biết cách chữa trị đúng.
  • Sự lão hóa: quá trình lão hóa làm cho lớp sụn khớp bị bào mòn. Kết quả là làm tăng sự va chạm giữa các đầu xương dẫn tới hiện tượng viêm khớp, đau nhức xương khớp.
  • Thời tiết thay đổi: nhiệt độ thay đổi lớp cho dịch khớp tại ổ khớp cũng thay đổi. Đặc biệt khi trời lạnh, ổ dịch khớp đặc quánh, bôi trơn kém dẫn tới viêm khớp, đau nhức xương khớp.
  • Ít vận động: Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới mắc các bệnh như béo phì, bệnh lý tim mạch, bệnh xương khớp trong đó có viêm khớp.
  • Ảnh hưởng của nghề nghiệp: những người làm việc nặng nhọc, khuân vác đồ nặng dẫn tới các khớp xương nhanh thoái hóa. Không chỉ vậy, làm việc văn phòng, ngồi lâu một chỗ cũng có thể mắc các bệnh thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp đặc biệt là khớp gối.

Xem thêm bài viết: Tìm hiểu về căn bệnh khô khớp và cách điều trị hiệu quả.

2.2. Triệu chứng của bệnh viêm khớp

Ở giai đoạn đầu của bệnh thì biểu hiện là đau âm ỉ cho đến khi sang giai đoạn tiếp theo thì biểu hiện đau nhức xương khớp ngày càng nặng hơn. Các biểu hiện như sau:

  • Đau nhức xương khớp: Vị trí đau xuất hiện tùy thuộc vào các khớp viêm. Đau phổ biến thường xảy ra ở: khớp gối, khớp háng, cổ, vai… Khi bệnh ở mức độ nặng thì bạn có thể đau nhức xương khớp cả ngày lẫn đêm, kèm với đó là việc vận động của bệnh nhân cũng trở nên khó khăn.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp
Những triệu chứng của bệnh viêm khớp
  • Sưng đỏ khớp: Biểu hiện điển hình của viêm đó chính là sưng, nóng, đỏ, đau và dĩ nhiên bệnh viêm khớp cũng không thể tránh khỏi các triệu chứng này. Các khớp bị viêm sẽ sưng lên và đỏ thậm chí chỉ cần ấn nhẹ vào vùng khớp này cũng bị đau.
  • Cứng khớp: Viêm khớp ảnh hưởng tới dịch ổ khớp làm cho các khớp cứng lại, đi đứng trở nên khó khăn. Triệu chứng này xuất hiện rõ nhất khi bệnh nhân mới ngủ dậy buổi sáng.
  • Biến dạng khớp: Ở trường hợp bệnh nhân viêm khớp nặng thì các sụn khớp và dây chằng bị tổn thương, thời gian dài sẽ dẫn tới biến dạng. Đặc biệt, đầu xương có thể bị lệch hẳn ra bên ngoài gây đau đớn và khó khăn trong việc đi lại của người bệnh.
  • Yếu cơ: Nhiều bệnh nhân đã hạn chế đi lại khi thấy đau nhức xương khớp. Dẫn tới sự tuần hoàn máu tới các chi trở nên hạn chế làm cho các vùng cơ xung quanh khớp viêm bị suy yếu đi. Tình trạng này lâu ngày có thể dẫn tới teo cơ.
  • Khi cử động khớp phát ra tiếng kêu lạ: đây là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh viêm khớp. Khi khớp viêm, lượng dịch khớp và sụn khớp bị suy giảm dẫn tới sự ma sát trực tiếp giữa các đầu xương. Đó cũng là lý do khi bạn cử động nghe thấy tiếng “lục cục” tại vùng khớp viêm.
  • Đôi khi khớp viêm đau có thể dẫn tới làm cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, sốt… ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.

3. Các phương pháp chữa bệnh viêm khớp

3.1. Chữa bệnh bằng y học hiện đại

Khi được chẩn đoán bị bệnh viêm khớp thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số thuốc chữa viêm khớp sau:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm phi steroid (NSAIDs): sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất ibuprofen, naproxen… vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng chống viêm rất tốt.
  • Thuốc giảm đau: giảm đau ngoại vi như paracetamol, giảm đau trung ương như tramadol,… Giúp bệnh nhân làm giảm cơn đau, vận động trở nên dễ dàng hơn.
  • Thuốc chống viêm glucocorticoid: các glucocorticoid có khả năng kháng viêm rất mạnh. Ngoài ra, glucocorticoid còn có khả năng ức chế hệ miễn dịch từ đó làm giảm đau. Tuy nhiên, loại thuốc này chứa một nguy cơ tiềm ẩn về nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm nên cần cân nhắc khi sử dụng.
  • Một số thuốc như methotrexate, hydroxychloroquine cũng được kê cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.

Ngoài thuốc chữa viêm khớp, bệnh nhân viêm khớp còn được chỉ định các phác đồ điều trị ngoại khoa như:

  • Phẫu thuật can thiệp tạo hình thay thế khớp
  • Phẫu thuật can thiệp làm cứng khớp: ở phương pháp này, các đầu xương sẽ bị khóa lại cho đến khi chúng hoạt động bình thường trở lại.
  • Tạo hình xương: phẫu thuật tái tạo lại xương để đảm bảo chức năng của khớp được thực hiện.

3.2. Chữa bệnh viêm khớp bằng y học cổ truyền

Đứng trước nhiều tác dụng phụ, gây độc cho cơ thể của các thuốc Tây y thì nhiều bệnh nhân có xu hướng chuyển sang các thuốc Đông y để trị bệnh.
Theo Đông y, viêm khớp là bệnh thuộc chứng Tý với hai nguyên nhân chủ yếu.

  • Nguyên nhân bên ngoài: Các ngoại tà như phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm ướt) xâm nhập vào bên trong cơ thể. Các ngoại tà này ứ đọng tại các khớp, làm tắc nghẽn, khí huyết kém lưu thông. Chính nguyên nhân này gây ra triệu chứng đau điển hình của bệnh.
  • Nguyên nhân từ bên trong cơ thể: Do “thiên tiên bất túc”, điều này có nghĩa là do di truyền, có từ bẩm sinh.

Theo y học cổ truyền thì chữa bệnh viêm khớp với mục đích bảo tồn khớp, tác động sâu vào nguyên nhân và loại bỏ chúng. Với những vị thuốc có công dụng hoạt huyết, trừ tà, hành khí, bổ can thận, tiêu độc, ngăn ngừa tái phát.

3.3. Những biện pháp không dùng thuốc giúp bệnh viêm khớp thuyên giảm

Kết hợp giữa các thuốc trị bệnh và thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ khiến cho bệnh viêm khớp giảm đi đáng kể. Để đạt được điều này bạn cần:

  • Thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như: bổ sung canxi, vitamin D, omega 3, các loại vitamin E, A, chất xơ trong các thực phẩm hàng ngày. Bổ sung cho cơ thể đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
  • Tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên giúp làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp đáng kể.
  • Không đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu.
  • Không bưng bê, khuân vác vật nặng.
  • Thường xuyên đi thăm khám định kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

[Giải đáp] Con gái thức khuya có tác hại gì đến cơ thể?

Thường xuyên thức khuya không chỉ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con người. Những tác hại khi ...

Bài đăng phổ biến