Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

[Giải đáp] Con gái thức khuya có tác hại gì đến cơ thể?

Thường xuyên thức khuya không chỉ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con người. Những tác hại khi thường xuyên thức khuya còn nguy hiểm hơn đối với con gái. Vậy con gái thức khuya có tác hại gì? Làm sao để cải thiện tình trạng này? Bạn đọc hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Con gái thức khuya có tác hại gì?

1.1. Con gái thức khuya nhanh lão hóa hơn

Tác hại của việc thức khuya biểu hiện rõ rệt nhất trên làn da của con gái. Khi thường xuyên thức khuya, làn da của con gái sẽ bị sạm đen và nhanh lão hóa hơn. Khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng là lúc làn da của chúng ta bắt đầu tái tạo sau một ngày tiếp xúc với những loại hóa chất, bụi bẩn.

Nếu trong khoảng thời gian này mà cơ thể chưa chìm vào giấc ngủ sẽ khiến collagen không được sản sinh và quá trình tái tạo da không được diễn ra. Từ đó, dẫn đến việc làn da bị sạm đen, khô ráp và xuất hiện nhiều nếp nhăn.

Da nhiều nếp nhăn do thức khuya
Da nhiều nếp nhăn do thức khuya

1.2. Gây suy giảm miễn dịch

Khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng là lúc cơ thể bài tiết các chất độc tố và tái tạo các kháng thể. Lúc này cơ thể cần được thư giãn và chìm sâu vào giấc ngủ. Do đó, nếu chúng ta thức khuya sẽ gây cản trở quá trình tái tạo hệ miễn dịch của cơ thể và làm suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh như cảm cúm, dị ứng...

1.3. Rối loạn nội tiết tố

Thức khuya thường xuyên sẽ gây mất cân bằng các loại hormone trong cơ thể con gái như estrogen, progesterone, melatonin. Điều này làm rối loạn nội tiết tố và tăng tỷ lệ ung thư. Ngoài ra, việc các hormone bị rối loạn cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của con gái và cản trở việc thụ thai, sinh con.

1.4. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần

Việc thường xuyên thức khuya sẽ gây áp lực lên hệ thần kinh của chúng ta. Lâu dần, gây rối loạn cảm xúc và ảnh hưởng đến tâm lý, nặng hơn là sẽ gây ra chứng bệnh trầm cảm.

Xem thêm các bài viết về chăm sóc sức khỏe khác tại đây.

1.5. Béo phì

Việc thường xuyên thức khuya cũng khiến quá trình chuyển hóa glucose bị ngưng trệ và làm tăng lượng đường có trong máu, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, việc lượng đường trong máu tăng cao cũng tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch như huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, suy tim...

Con gái thức khuya có tác hại gì?
Tác hại của thức khuya

Ngoài ra, thường xuyên thức khuya khiến cơ thể chúng ta cần nhiều năng lượng hơn để có thể duy trì sự tỉnh táo. Từ đó, dẫn đến tình trạng ăn đêm, khiến dạ dày phải hoạt động và không có thời gian để tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày. Vì vậy, thường xuyên thức khuya có thể gây ra những căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

1.6. Tác hại khác

Ngoài những ảnh hưởng mà thức khuya gây ra cho con gái kể trên, thói quen này còn gây ra một số tác hại như:

  • Rối loạn tiền đình.
  • Suy giảm thị lực.
  • Gây suy giảm chức năng hoạt động của tuyến giáp.
  • Gây ra chứng đau nửa đầu.

2. Những phương pháp giúp con gái cải thiện những tác hại của việc thức khuya

Thức khuya gây ra rất nhiều tác hại cho cơ thể và vì vậy, chúng ta cần phải từ bỏ thói quen sinh hoạt này. Trong trường hợp bắt buộc phải thức khuya, chúng ta có thể thực hiện một số phương pháp giảm thiểu tác hại của ngủ muộn sau:

2.1. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Chúng ta thường cảm thấy đói về đêm và để giải quyết cơn đói, chúng ta thường ăn những thức ăn không lành mạnh. Từ đó, khiến dạ dày và gan phải làm việc quá sức. Để không gây áp lực lên những cơ quan này, chúng ta chỉ nên ăn nhẹ một ít thực phẩm có lợi cho sức khỏe hoặc uống một ly sữa nóng.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

2.2. Giữ giấc ngủ liền mạch, ngủ sâu

Chất lượng giấc ngủ cũng phụ thuộc vào việc bạn có ngủ sâu hay không. Một giấc ngủ sâu 4-5 tiếng sẽ tốt hơn so với một giấc ngủ 8 tiếng nhưng thường xuyên bị tỉnh giấc.

Để có được một giấc ngủ sâu, chúng ta nên để những đồ điện tử ra xa khỏi giường của mình, tránh những sóng điện từ phát từ chúng. Ngoài ra, bạn nên giữ phòng ngủ thật yên tĩnh và đủ tối để tránh trường hợp ánh sáng làm kích thích não bộ, gây khó ngủ.

2.3. Nghỉ ngơi giữa mỗi giờ làm việc

Việc làm việc liên tục vào ban đêm thường gây ra tình trạng đau mỏi, khô mắt. Do đó, chúng ta nên cho mắt được nghỉ ngơi một khoảng thời gian ngắn giữa mỗi giờ làm việc.

Nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc
Nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc

2.4. Uống đủ nước

Khi thức khuya, chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi và thiếu tỉnh táo. Nguyên nhân là do các cơ quan trong cơ thể bị mất nước nhanh chóng và thiếu chất điện giải. Vì vậy, trong trường hợp phải thức khuya để làm việc, bạn nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi Con gái thức khuya có tác hại gì? mà Y dược Luân Thành muốn mang đến cho bạn đọc. Hy vọng độc giả đã có được những thông tin hữu ích cho bản thân mình. Y dược Luân Thành xin được chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe!

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Các triệu chứng đau khớp gối mà người bệnh cần lưu ý

Triệu chứng đau khớp gối thường xuất hiện ở người cao tuổi và một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý về xương khớp hoặc đến từ những tác nhân bên ngoài. Để hiểu hơn về tình trạng này, bạn đọc hãy cùng Y dược Luân Thành tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối là tình trạng xuất hiện các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tại khớp gối. Cơn đau có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí dai dẳng không dứt.

Đau khớp gối
Đau khớp gối

Đau khớp gối có thể bắt nguồn từ chấn thương đầu gối hoặc một số vấn đề sức khỏe khác. Do đó, khi gặp tình trạng đau khớp gối, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có được phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

2. Các triệu chứng đau khớp gối thường gặp

Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày của chúng ta và khi bị đau khớp gối sẽ gây ra nhiều cản trở và khó khăn. Ngoài những cơn đau tại đầu gối, chúng ta còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

2.1. Tê bì chi dưới

Đây là triệu chứng đau khớp gối do khớp bị viêm và chèn lên các mạch máu ở gối. Từ đó, khiến sự tuần hoàn máu tại khớp bị trì trệ và gây ra tình trạng tê bì chi dưới. Triệu chứng này đôi khi cũng đi kèm với cảm giác đau nhói như kim châm.

Tê bì chân
Tê bì chân

2.2. Khớp gối phát ra tiếng kêu khi vận động

Đây là dấu hiệu khớp gối đã bước đầu bị thoái hóa. Khi khớp bị thoái hóa, lớp sụn đầu khớp bị bào mòn và khiến các đầu xương cọ xát vào nhau, gây ra tiếng lạo xạo. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ tại khớp.

Khớp gối phát ra tiếng kêu khi vận động
Khớp gối phát ra tiếng kêu khi vận động

2.3. Sưng, nóng đỏ các khớp

Triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh bị đau khớp gối kèm theo viêm nhiễm khớp. Phản ứng viêm cho thấy cơ thể đang kích hoạt cơ chế bảo vệ khớp khỏi các tác nhân gây viêm khớp. Từ đó, khiến bạn cảm thấy sưng, nóng đỏ tại khớp.

Sưng khớp chân
Sưng khớp chân

2.4. Co cứng khớp gối

Triệu chứng này thường xuất hiện vào mỗi khi thức giấc hoặc ở lâu một tư thế và là dấu hiện cho thấy sụn khớp đang bị tổn thương. Người bệnh thường phải co duỗi chân một vài lần thì sự co cứng mới bắt đầu giảm bớt.

Co cứng khớp gối
Co cứng khớp gối

2.5. Teo cơ

Đau khớp gối nếu không được điều trị sớm sẽ có thể sẽ gây ra tình trạng teo cơ. Nguyên nhân là do đau khớp gối lâu ngày không được điều trị sẽ tiến triển nặng gây ra nhiều cơn đau dữ dội và hạn chế vận động của người bệnh. Từ đó, khiến các cơ bị teo dần và thậm chí có thể dẫn đến yếu cơ hoặc tàn phế.

Teo cơ
Teo cơ

3. Những phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng đau khớp gối hiệu quả

Tình trạng đau khớp gối gây ra rất nhiều cản trở đối với các hoạt động sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Không chỉ vậy, nếu để lâu ngày không điều trị, đau khớp gối có thể tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm đau và cải thiện tình trạng đau khớp gối này:

3.1. Tránh ngủ nghiêng

Khi ngủ nghiêng, một bên khớp gối của bạn sẽ phải chịu áp lực từ toàn bộ cơ thể và cản trở sự lưu thông máu tới chi. Do vậy, cần tránh ngủ nghiêng khi gặp phải tình trạng đau khớp gối.

Tránh ngủ nghiêng
Tránh ngủ nghiêng

Trong trường hợp, bạn đã quen ngủ nghiêng thì bạn nên đặt một chiếc gối ở giữa 2 đầu gối sẽ giúp giảm thiểu áp lực và cải thiện tình trạng đau khớp gối.

3.2. Chườm lạnh

Chườm đá là phương pháp giảm đau khớp gối phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có tác dụng làm chậm quá trình viêm nhiễm và giảm sưng tại khớp.

Chườm lạnh
Chườm lạnh

Khi thực hiện, bạn nên cho đá viên vào túi nhựa hoặc nilong và bọc một lớp khăn ở bên ngoài để tránh tiếp xúc trực tiếp với da. Thực hiện chườm đá khoảng 15-20 phút, từ 3-4 lần mỗi ngày.

3.3. Giảm cân

Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể và thực hiện các hoạt động thường ngày. Do đó, tình trạng thừa cân, béo phì gây ra áp lực lớn lên đầu gối và khiến khớp gối nhanh chóng bị thoái hóa.

Giảm cân
Giảm cân

Để có thể cải thiện tình trạng đau khớp gối, chúng ta nên thực hiện các chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để cải thiện cân nặng của mình.

Xem thêm: Khi bị đau khớp gối nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Trên đây là những thông tin về triệu chứng đau khớp gối mà Y dược Luân Thành muốn đem tới bạn đọc. Hy vọng bạn đọc đã có cho mình được những thông tin hữu ích để có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp không chỉ cho bản thân mình mà còn cho cả người thân. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

Khi bị đau khớp gối nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Đau khớp gối là tình trạng thường gặp hiện nay và có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về xương khớp. Vậy bị đau khớp gối nên uống thuốc gì? Bạn đọc hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp gối thường gặp

1.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Do sự phát triển của xã hội hiện nay khiến chúng ta không có nhiều thời gian cho việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh hoặc tập luyện thường xuyên. Do đó, chúng ta thường lựa chọn những thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh.

Những loại đồ ăn này thường không chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều chất độc hại cho cơ thể của chúng ta. Chính vì lý do đó, hệ xương khớp của chúng ta dễ dàng bị suy yếu và điều đó được biểu hiện qua tình trạng đau khớp gối.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống thiếu khoa học

1.2. Môi trường làm việc thiếu ánh sáng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp gối phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây đau khớp gối này chủ yếu xuất hiện ở những người làm việc trong văn phòng.

Vì phần lớn thời gian làm việc của họ là ở trong nhà và chỉ được tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo nên cơ thể không tổng hợp được vitamin D. Từ đó, khiến sự chuyển hóa và hấp thụ canxi cũng như các dưỡng chất cần thiết cho các mô xương, sụn khớp bị trì trệ và gây ra tình trạng đau khớp gối.

1.3. Lười vận động

Khi chúng ta ít vận động, khả năng trao đổi chất của cơ thể sẽ bị suy giảm, khiến các khớp bị thiếu dưỡng chất và cử động thiếu linh hoạt, thậm chí gây đau đớn khi vận động. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến các khớp bị thoái hóa sớm và rất khó để hồi phục được chức năng như bình thường.

Lười vận động
Lười vận động

Lối sống lười vận động xuất hiện ở phần lớn người trẻ hiện nay và để tránh các bệnh lý xương khớp, chúng ta cần thực hiện cho bản thân một chế độ tập luyện điều độ.

Xem thêm: Tìm hiểu về căn bệnh khô khớp và cách điều trị hiệu quả.

2. Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị và hỗ trợ cải thiện tình trạng đau khớp gối. Do đó, người bệnh cần cẩn trọng và tham khảo thật kĩ trước khi lựa chọn sử dụng. Dưới đây là một số sản phẩm giúp điều trị đau khớp gối hiệu quả nhất hiện nay:

2.1. Viên uống Xương khớp Luân Thành

Xương khớp Luân Thành là thực phẩm chức năng hỗ trợ phục hồi xương khớp của Y dược Luân Thành. Sản phẩm được đánh giá cao không chỉ bởi công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp hiệu quả mà còn bởi độ lành tính cao.

Viên uống Xương khớp Luân Thành
Viên uống Xương khớp Luân Thành

Người bệnh hoàn toàn có thể an tâm về công dụng của Xương khớp Luân Thành do sản phẩm đã được Bộ Y tế công nhận và cấp phép sản xuất.

2.2. Paracetamol

Paracetamol là một loại thuốc giảm đau rất phổ biến hiện nay và được áp dụng trong việc điều trị đau khớp gối. Tùy thuộc vào tình trạng đau khớp gối của người bệnh mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh sử dụng Paracetamol kết hợp với Tramadol để tăng hiệu quả giảm đau khớp gối nhanh chóng.

Paracetamol
Paracetamol

2.3. Glucosamin sulfat

Glucosamin sulfat thường được chỉ định sử dụng trong việc điều trị tình trạng đau khớp gối từ trung bình đến nặng, có tác dụng giảm đau khi bị viêm xương khớp. Ngoài ra, Glucosamin sulfat cũng có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Glucosamin sulfat
Glucosamin sulfat

Lưu ý: Glucosamin sulfat có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn đường trong máu, táo bón, ợ hơi, buồn nôn, đau đầu. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

2.4. Diacerein

Diacerein là một loại thuốc đặc trị được sử dụng để điều trị những triệu chứng của tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp. Loại thuốc này hoạt động khá chậm nên có thể sử dụng trong liệu trình điều trị dài ngày. Tuy nhiên, Diacerein cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy, vàng da, tăng men gan...

Diacerein
Diacerein

3. Những phương pháp cải thiện tình trạng đau khớp gối

Khi gặp phải tình trạng đau khớp gối, chúng ta thường chỉ quan tâm bị đau khớp gối nên uống thuốc gì mà không chú trọng vào việc cải thiện những nguyên do gây ra tình trạng này. Từ đó, khiến cho liệu trình điều trị đau khớp gối phải kéo dài và khó khăn hơn.

Do đó, để có thể điều trị tình trạng đau khớp gối một cách nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh nên thực hiện một số phương pháp hỗ trợ cải thiện bệnh sau đây:

3.1. Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh

Các loại đồ ăn nhanh cũng như thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều dầu mỡ và các chất có hại cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm này và xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh
Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh

Đối với người bị đau khớp gối thì nên gia tăng tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều canxi và các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như các loại hạt, sữa chua, rau xanh...

3.2. Hoạt động thể chất thường xuyên

Tập luyện thường xuyên là phương pháp tốt nhất để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Người bệnh đau khớp gối nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện những bài tập nâng cao sức khỏe xương khớp.

Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp chúng ta có được một thân hình đẹp và duy trì cân nặng hợp lý, giúp giảm áp lực lên đầu gối.

Tập luyện thường xuyên
Tập luyện thường xuyên

3.3. Chườm nóng và chườm lạnh

Đây là phương pháp kiểm soát tình trạng đau đầu gối đơn giản mà lại khá hiệu quả. Chườm nóng và chườm lạnh tuy đều giúp giảm đau khớp nhưng lại có những công dụng khác nhau.

Chườm đầu gối
Chườm đầu gối

Chườm lạnh giúp hỗ trợ giảm đau, sưng đầu gối và hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Còn chườm nóng giúp giãn cơ và thúc đẩy tuần hoàn máu. Do đó, cần dựa vào biểu hiện và tình trạng đau đầu gối mà áp dụng phương pháp chườm nóng hay chườm lạnh cho hợp lý.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi "bị đau khớp gối nên uống thuốc gì?". Y dược Luân Thành hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về tình trạng bệnh lý này. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

Nguyên nhân đau khớp gối và phương pháp điều trị hiệu quả

Khớp gối là một trong những bộ phận phụ trách nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể và thực hiện nhiều hoạt động khác của cơ thể. Nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách, khớp gối rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, bạn đọc hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu các nguyên nhân đau khớp gối thường gặp nhé!

1. Những nguyên nhân đau khớp gối mà người bệnh thường gặp phải

1.1. Chấn thương khớp gối

Khớp gối là một trong những bộ phận có cấu tạo phức tạp của cơ thể gồm xương chính, mô sụn và dây chằng. Khi gặp phải chấn thương, xương đầu gối có thể bị trật khớp và lâu dần dẫn tới viêm xương bánh chè. Tình trạng trật khớp có thể xảy ra khi bạn không may va đập đầu gối vào vật cứng hoặc khi vận động sai tư thế.

1.2. Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Ngay cả những người với điều kiện sức khỏe tốt nhất cũng có thể bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết mà không hề hay biết. Lý do là chúng ta thường chỉ hay ăn những thực phẩm hợp với khẩu vị của bản thân và vì vậy, khiến cơ thể thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết.

Để có một hệ xương khớp khỏe mạnh, chúng ta cần bổ sung thêm Calci, Kali và Photpho vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

1.3. Tuổi tác

Khi tuổi tác tăng cao, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu bị lão hóa và thường được biểu hiện qua các cơn đau hoặc sự cản trở trong các hoạt động thường ngày. Theo thời gian, các đầu sụn khớp sẽ bị bào mòn và suy giảm chức năng, dẫn đến những cơn đau âm ỉ.

Nguyên nhân đau khớp gối
Nguyên nhân đau khớp gối

1.4. Các bệnh lý xương khớp mạn tính

Các bệnh lý mãn tính về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp cũng là nguyên nhân gây đau khớp gối. Những bệnh lý này có đặc điểm chung là thường đeo bám người bệnh dai dẳng không dứt.

1.5. Thừa cân, béo phì

Đây là một trong những nguyên nhân đau khớp gối thường gặp nhất hiện nay. Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho người bệnh mà còn gây ra rất nhiều áp lực lên khớp gối. Từ đó, khiến khớp gối bị thoái hóa nhanh chóng.

Nếu tình trạng thừa cân không được cải thiện sớm sẽ có thể khiến đau khớp gối biến chứng thành viêm tại khớp và để lại những biến chứng nguy hiểm.

1.6. Hút thuốc

Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi của chúng ta mà còn gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống xương khớp của cơ thể. Nguyên nhân là do chất nicotin có trong thuốc lá, gây cản trở sự lưu thông của máu. Từ đó khiến khớp gối bị thiếu những dưỡng chất cần thiết và gây đau khớp gối.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả.

2. Những cản trở mà tình trạng đau khớp gối gây ra cho người bệnh

2.1. Hạn chế vận động

Khớp gối là một trong những bộ phận có cấu tạo phức tạp và đảm nhiệm nhiều vai trò trong việc thực hiện các hoạt động của cơ thể. Do vậy, khi khớp gối bị tổn thương hoặc thoái hóa, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động thường ngày.

Bị hạn chế vận động do đau khớp gối
Bị hạn chế vận động do đau khớp gối

2.2. Mất ngủ

Tình trạng đau khớp gối thường xuyên xuất hiện vào buổi đêm và khiến người bệnh đau đớn, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2.3. Biến dạng khớp

Đau khớp gối nếu để lâu ngày không chữa trị có thể gây biến dạng khớp, ảnh hưởng đến chức năng của khớp. Từ đó, gây ra những cơn đau dữ dội hơn và nếu không điều trị kịp thời, khớp gối sẽ không thể trở về vị trí ban đầu.

2.4. Bại liệt

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng đau khớp gối. Bại liệt khiến người bệnh hoàn toàn không thể di chuyển được và phải hoàn toàn phụ thuộc vào xe lăn. Không chỉ vậy, khớp gối sẽ bị mất chức năng hoàn toàn và tỷ lệ điều trị thành công là rất thấp (chỉ <10%).

Xem thêm: Tìm hiểu về căn bệnh khô khớp và cách điều trị hiệu quả.

3. Những phương pháp cải thiện nguyên nhân đau khớp gối hiệu quả

3.1. Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh

Để cải thiện tình trạng đau khớp gối, chúng ta cần thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý và giảm thiểu đồ ăn nhanh trong thực đơn hằng ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ thêm canxi và những dưỡng chất cần thiết cho xương khớp trong khẩu phần ăn của mình.

Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh
Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh

3.2. Tập luyện thường xuyên

Người bệnh nên duy trì tập luyện những bài tập nhẹ mỗi ngày khoảng 30 phút để tăng cường sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, vận động thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ thừa cân, béo phì, giúp giảm áp lực lên đầu gối.

3.3. Tiếp xúc ánh sáng mặt trời

Ánh sáng mặt trời cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng vitamin D dồi dào và vì vậy, chúng ta nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khoảng 15 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, nên lưu ý chỉ nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ trước 9 giờ sáng. Do lượng tia UV trong ánh sáng mặt trời lúc này là rất thấp và hoàn toàn an toàn cho da.

Trên đây là những thông tin mà chúng ta cần biết về nguyên nhân đau khớp gối cũng như là những phương pháp cải thiện tình trạng này. Y dược Luân Thành hy vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho độc giả. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không đang là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để có thể trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh là gì. Từ đó, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về căn bệnh viêm khớp dạng thấp qua bài viết này nhé.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý về xương khớp, xuất hiện ở mọi đối tượng. Nó xảy ra do sự rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể, khiến lớp niêm mạc tại khớp bị ảnh hưởng và gây xói mòn xương.

Căn bệnh viêm khớp dạng thấp
Căn bệnh viêm khớp dạng thấp

Theo thống kê, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới từ 1,5 đến 2 lần và phổ biến trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Ngoài ra, căn bệnh này cũng mang tính chất đối xứng. Điều này có nghĩa là bạn có thể sẽ mắc viêm khớp dạng thấp ở cả 2 bên khớp đối xứng của cơ thể.

2. Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Do viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh mạn tính, xảy ra do sự rối loạn tự miễn nên hiện nay chưa hề có câu trả lời chính xác cho việc "Liệu viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?". Tuy nhiên, người bệnh không nên lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn mà thay vào đó, hãy thực hiện những chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Kết hợp với những phương pháp điều trị hợp lý, tình trạng viêm khớp dạng thấp chắc chắn sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Xem thêm bài viết: Những nguyên nhân gây khô khớp và cách điều trị hiệu quả.

3. Những phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

3.1. Điều trị viêm khớp dạng thấp không sử dụng thuốc

Khi tình trạng viêm khớp mới chỉ ở giai đoạn đầu, bệnh hoàn toàn có thể được điều trị bằng những phương pháp đơn giản, không cần sử dụng các loại thuốc.

3.1.1. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Việc viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể không chỉ giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chống được nhiều loại bệnh tật khác.

Trong giai đoạn này, người bệnh cần bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho xương khớp như:

  • Thực phẩm giàu acid béo: cá hồi, dầu hạt cải, đậu nành...
  • Vitamin D, C, K.
  • Chất xơ.

3.1.2. Tập luyện điều độ

Ngoài thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần kết hợp thường xuyên tập luyện những bài tập tốt cho xương khớp để đem lại hiệu quả điều trị cao. Theo nhiều nghiên, những bài tập luyện như đi bộ, bơi lội giúp giảm đau khớp rõ rệt, tăng sức mạnh cho xương khớp. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tập luyện giúp duy trì cân nặng cơ thể hợp lý, giảm áp lực lên xương khớp. Tuy nhiên, cần lưu ý không tập luyện quá sức nếu không sẽ gây phản tác dụng và khiến các sụn khớp nhanh bị bào mòn hơn. Một ngày, chỉ nên tập luyện tối thiều 15 phút và tối đa là 30 phút.

3.2. Sử dụng các loại thuốc đặc trị

Hiện nay, bệnh viêm khớp dạng thấp thường được điều trị sử dụng những loại thuốc sau:

Nhóm thuốc giảm đau (NSAID)

Viêm khớp dạng thấp thường gây ra những cơn đau dai dẳng, gây khó chịu và làm ảnh hưởng tới những hoạt động thường ngày của người bệnh. Để điều trị triệu chứng này, người bệnh thường được chỉ định sử dụng nhóm thuốc giảm đau. Chúng đem lại hiệu quả nhanh và cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Sử dụng thuốc để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Nhóm thuốc chống viêm

Nhóm thuốc này thường được kết hợp sử dụng cùng nhóm thuốc giảm đau để ngăn ngừa những biến chứng xảy ra. Tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng chúng có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Một số biến chứng thường thấy có thể kể đến là loãng xương, phù mặt, viêm loét dạ dày...

Nhóm thuốc Đông Y

Hiện nay, nhóm thuốc Đông Y cũng được sử dụng rất phổ biến bởi độ lành tính cao. Nhóm thuốc này có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gây ra tác dụng phụ nào cho người bệnh và chi phí sử dụng cũng thấp hơn so với nhóm thuốc Tây Y.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi "Liệu bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?". Y dược Luân Thành hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!

Xem thêm bài viết về các bệnh xương khớp khác tại đây.

Bài đăng nổi bật

[Giải đáp] Con gái thức khuya có tác hại gì đến cơ thể?

Thường xuyên thức khuya không chỉ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con người. Những tác hại khi ...

Bài đăng phổ biến