Đau nhức xương khớp là một căn bệnh xuất hiện phổ biến ở nhiều người. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm khác như thoái hoá cột sống, viêm khớp… Nắm được nguyên nhân, biểu hiện và các phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh tìm ra cách chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất. Hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về căn bệnh này các bạn nhé!
Đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là cảm giác tê mỏi, đau âm ỉ hoặc dữ dội xuất hiện tại các khớp xương trên cơ thể, đặc biệt là những khớp xương chịu áp lực lớn như khớp vai, khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp háng… Tình trạng này xảy ra khi các sụn khớp, đốt sống bị tổn thương, thoái hoá…
Đau nhức xương khớp là gì? |
Theo thống kê của Hội Thấp khớp học Việt Nam, tại Việt Nam, có khoảng 0,5% dân số từng gặp tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân với tỷ lệ nữ mắc cao hơn nam. Số liệu được phân tích dựa trên cả người cao tuổi và những người trẻ.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Tuổi tác
Tuổi càng cao, nguy cơ gặp phải các bệnh xương khớp càng lớn do sự thoái hoá của hệ xương khớp. Lớp sụn bị mỏng dần và bong tróc, khiến các đầu xương có hiện tượng cọ xát vào nhau mạnh hơn gây đau nhức khi vận động, thay đổi tư thế hoặc thậm chí cả khi nghỉ ngơi.
Người cao tuổi có thể bị đau nhức xương khớp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như khớp gối, thắt lưng, cột sống, khớp cổ tay, cổ chân…
Béo phì
Tình trạng thừa cân, béo phì sẽ gia tăng nguy cơ đau nhức xương khớp. Lượng cân dư thừa làm tăng áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là vùng hông, lưng, háng, đầu gối và bàn chân.
Nếu trọng lượng cơ thể tăng thêm 1kg thì áp lực đè xuống khớp gối và hông có thể lên tới 8kg. Người 30 tuổi bị béo phì sẽ có tuổi sinh học khoảng 40 và nguy cơ đau nhức xương khớp như người 60 tuổi. Do đó, bạn nên duy trì mức cân nặng vừa vặn để phòng ngừa bệnh xương khớp.
Căn bệnh đau nhức xương khớp |
Làm việc sai tư thế
Tư thế làm việc không đúng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp. Thói quen ngồi chúi về phía trước hay còng lưng sẽ tạo nhiều áp lực lên cột sống, làm cột sống bị đè nén, gây đau lưng, nhức mỏi cổ, thúc đẩy quá trình thoái hoá cột sống diễn ra nhanh chóng. Điều này thường diễn ra ở những người làm công việc văn phòng phải ngồi hàng giờ đồng hồ trước màn hình máy tính.
Để tránh mắc bệnh xương khớp sớm, cần tập thói quen ngồi đúng tư thế: lưng giữ thẳng, đầu và vai hơi ngả về sau, thả lỏng.
Xem thêm bài viết: Phòng và điều trị bệnh thoái hóa cột sống
Các cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp không những ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, tứ chi tê yếu và thậm chí là bại liệt hoàn toàn.
Đau nhức xương khớp làm giảm chất lượng cuộc sống |
Điều trị bằng Tây y
Tây y là phương pháp nhiều người hướng đến khi có dấu hiệu của bệnh đau nhức xương khớp bởi tác dụng kịp thời, giảm đau nhanh.
Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định:
- Thuốc chống viêm, giảm đau
- Thuốc hỗ trợ tiêu hoá để hạn chế ảnh hưởng của thuốc điều trị lên dạ dày, thận và tá tràng
- Tiêm corticoid
Tuy nhiên, các thuốc điều trị Tây y thường có tác dụng phụ. Khi sử dụng lâu dài, thuốc có thể ảnh hưởng tới gan, thận và dạ dày.
Điều trị bằng Y học cổ truyền
Y học cổ truyền quan niệm rằng, do cơ thể suy yếu cùng với các tà khí như: phong - hàn - thấp - nhiệt xâm nhập vào xương khớp, đã gây ứ đọng và tắc nghẽn lưu thông khí huyết; người bệnh cảm thấy sưng đau, tê mỏi ở các khớp.
Do đó, Y học cổ truyền điều trị bệnh xương khớp theo hướng tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, tập trung hành khí ở gân xương, dưỡng gan, bổ thận, tiêu độc và ngăn ngừa tái phát.
Bên cạnh đó, các bài thuốc nam, Y học cổ truyền sử dụng các thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính nên không tạo ra các tác dụng phụ, gây lo lắng cho người bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét