Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Phòng và điều trị bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống đang là một căn bệnh gây ra nhiều đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các bạn hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu về căn bệnh này nhé.

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng cột sống bị viêm và tổn thương, đĩa đệm, sụn khớp cột sống bị thoái hóa gây ra những cơn đau nhức mỏi. Đây là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, thường xảy ra ở những người cao tuổi.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống sinh ra bởi nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan.

Nguyên nhân khách quan

Đó chính là quá trình lão hóa tự nhiên không thể tránh khỏi của cơ thể. Tuổi càng cao thì xương khớp càng lão hoá, cấu trúc cột sống càng bị hư hại: xơ hóa dây chằng, hao mòn mô sụn, rách vỡ bao xơ đĩa đệm, mất nước ở đĩa đệm...

Bên cạnh đó, lối sống sinh hoạt cũng góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hay chậm. Có người bị thoái hóa cột sống từ năm 30-35 tuổi, cũng có nhiều người đến 50-60 tuổi xương khớp vẫn chắc khoẻ.

Thoái hóa cột sống gây đau đớn
Thoái hóa cột sống là gì?

Nguyên nhân chủ quan

  • Chế độ ăn uống: Việc thiếu hụt canxi, magie, vitamin D... hay dung nạp quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn nhanh; thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá... sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương, sụn khớp chậm tái tạo và nhờ đó, tốc độ thoái hóa diễn ra nhanh chóng.
  • Chấn thương: Các chấn thương như tai nạn, té ngã khi không được điều trị dứt điểm, phẫu thuật... tác động tới cột sống, khiến các đĩa đệm bị tổn thương và suy yếu dần.
  • Sai tư thế: Ngồi gù lưng, nằm gối quá cao, ngồi nhiều/đứng lâu một tư thế, quen mang vác một bên vai... Tất cả những tư thế sai trên đều khiến cột sống thoái hóa nhanh hơn.

Tại sao cần điều trị thoái hóa cột sống?

Thoái hóa cột sống nếu không điều trị sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm:

  • Thoát vị đĩa đệm: Khi cột sống bị thoái hóa chịu tác động đủ mạnh thì đĩa đệm dễ bị thoát vị. Người bệnh không chỉ phải chịu đựng những cơn đau mà còn có nguy cơ teo cơ, rối loạn đại tiểu tiện, tàn phế.
  • Gai cột sống: Đĩa đệm bị xẹp lún, dây chằng chùng giãn, cơ thể tự tăng cường lượng canxi để làm dày dây chằng và canxi lắng đọng thành gai xương.
  • Bại liệt, tàn phế: Dây thần kinh cột sống bị chèn ép, lâu dần dẫn đến nguy cơ bại liệt và tàn phế.
Làm việc sai tư thế gây thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống do làm việc sai tư thế

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là quá trình lão hóa diễn ra từ từ của cơ thể và nặng dần theo thời gian. Bởi vậy, cần có biện pháp phòng ngừa sớm cũng như kiểm soát các triệu chứng của bệnh, làm chậm quá trình thoái hóa để tránh các biến chứng không mong muốn.

Điều trị bằng Y học hiện đại

  • Dùng thuốc: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Indomethacin...) hoặc thuốc giảm đau (Paracetamol), Corticoid.
  • Phẫu thuật: Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nặng và kéo dài mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả thì sẽ được chỉ định làm phẫu thuật.

Điều trị bằng Y học cổ truyền

  • Xoa bóp với lá lốt, ngải cứu, giấm
  • Chườm nóng bằng hỗn hợp xương rồng, cám gạo, lá chuối hột
  • Xoa rượu hạt gấc

Song song với điều trị, bệnh nhân nên áp dụng những thói quen tốt dưới đây để góp phần làm chậm quá trình thoái cột sống cũng như tăng hiệu quả điều trị:

  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có cồn, chất kích thích...
  • Bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, kali, magie... và tránh thực phẩm nhiều chất béo, chiên xào...
  • Ngồi đúng tư thế, không đúng hay ngồi quá lâu ở một tư thế.
  • Tập luyện thể thao điều độ, vừa sức với cơ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

[Giải đáp] Con gái thức khuya có tác hại gì đến cơ thể?

Thường xuyên thức khuya không chỉ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con người. Những tác hại khi ...

Bài đăng phổ biến