Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Vảy nến móng tay và những chia sẻ hữu ích về bệnh

Hiện nay, môi trường càng ngày càng trở nên ô nhiễm, hệ miễn dịch của con người suy giảm và những yếu tố di truyền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ bệnh vảy nến nói chung và vảy nến móng tay nói riêng. Biểu hiện của bệnh thường là tình trạng móng dày sừng, bề mặt xuất hiện nhiều đốm nhỏ, đường kẻ dọc, dễ gãy và thay đổi màu sắc.


Tổng quan về bệnh vảy nến móng tay


Vảy nến móng tay là gì?


Vảy nến móng là một bệnh lý về da liễu xuất hiện ở móng tay, đó là những tình trạng tổn thương móng do rối loạn chuyển hóa da. 
Bệnh vảy nến móng tay
Bệnh vảy nến móng tay

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến móng tay


Đến nay, nguyên nhân của bệnh vảy nến móng tay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo một số nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng vảy nến móng tay là bệnh mãn tính, có cơ chế miễn dịch với gen gây bệnh nằm ở nhiễm sắc thể số 6. Một số nguyên nhân thường gặp:
  • Do hệ miễn dịch và sức đề kháng.
  • Gen.
  • Môi trường độc hại, ô nhiễm.
  • Tâm lý căng thẳng, stress.
  • Có các bệnh lý về da khác gây biến chứng vảy nến móng
  • Do di truyền.

Triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay


Bệnh vảy nến móng tay có triệu chứng tương đối rõ ràng và dễ nhận biết. Đó là:
  • Bề mặt móng xuất hiện các lỗ lõm có kích thước nhỏ hoặc các đường kẻ dọc.
  • Màu móng thường trở nên trắng đục, dày sừng, vụn và giòn.
  • Các vùng da xung quanh móng có hiện tượng dày sừng.
  • Hiện tượng này có thể lây lan cả 10 móng.
Móng tay có vết rỗ, màu sắc móng bị thay đổi
Móng tay có vết rỗ, màu sắc móng bị thay đổi

Diễn biến của bệnh vảy nến móng tay thường chia thành 4 giai  đoạn:
  • Giai đoạn 1
Vùng da quanh móng tay xuất hiện thay đổi từ màu sắc móng sang màu xanh, vàng hay nâu sẫm. Các nốt đốm trắng sẽ bắt đầu xuất hiện dần dần ở bên trên hoặc bên dưới móng tay.
  • Giai đoạn 2
Các móng tay bị biến dạng nhẹ, bề mặt móng tay có các rãnh. Các lỗ lõm thường xuất hiện ở mức độ nặng nhẹ không giống nhau.
  •  Giai đoạn 3
Bệnh đã diễn biến nặng, các móng tay bắt đầu bị bong ra, gây ra cảm giác đau nhức. Giai đoạn này, do tổn thương sâu nên vi nấm rất dễ xâm nhập vào tế bào thượng bì và gây nấm móng, các đầu móng sẽ trở nên dày hơn.
  • Giai đoạn 4
Tổn thương gây đau hơn cho người bệnh, kèm theo những cơn ngứa dữ dội.  Tế bào ở dưới móng tăng sinh rất nhanh khiến móng bị đẩy lên trên nhiều hơn, dày sừng và bong ra khỏi cấu trúc da.


Những vấn đề nguy hiểm mà người bệnh sẽ gặp phải khi bị vảy nến móng tay


Bệnh vảy nến móng tay là thể lành tính, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể do chỉ gây tổn thương ở móng tay và vùng da xung quanh. Tuy bệnh vảy nến móng tay ít khi phát sinh các biến chứng nguy hiểm nhưng móng không chỉ có vai trò thẩm mỹ mà còn có chức năng bảo vệ da, ngăn chặn vi khuẩn. Do đó, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời thì vấn đề gặp phải sẽ là:
  • Nhiễm nấm: Do đã tổn thương vùng móng nên vi nấm xâm nhập các tế bào thượng bì và gây nhiễm trùng.
  • Nhiễm khuẩn: Ở  2 giai đoạn về sau, móng tay đã bị ăn mòn nên lớp da bên trong không còn được che chở. Đó là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Với nhiễm khuẩn mức độ sẽ nặng gây tổn thương viêm, sưng, đau nặng nề hơn nhiễm nấm
  • Ngoại hình: Móng tay bị giảm chức năng bảo vệ cơ thể đồng thời ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gây thiếu tự tin và cản trở nhiều trong giao tiếp.

Phương pháp sử dụng thuốc

Thuốc bôi tại chỗ: Những trường hợp người bệnh bị nhẹ sẽ được chỉ định để điều trị. Với tác dụng giảm bớt các triệu chứng thuốc bôi sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. 

Thuốc có tác dụng toàn thân: Ở những trường hợp bệnh nặng hơn, cản trở đến sinh hoạt bác sĩ sẽ kê thuốc sử dụng toàn thân là dạng uống hay tiêm tĩnh mạch để mau chóng cải thiện tình trạng bệnh. Sử dụng các chế phẩm sinh học thường ở dạng tiêm.
Điều trị vảy nến bằng Tây y
Điều trị vảy nến bằng Tây y
>>> Để biết có nên điều trị vảy nến bằng thuốc tiêm không, tham khảo ngay tại link: https://yduocluanthanh.com/dieu-tri-benh-vay-nen-bang-thuoc-tiem/

Phương pháp can thiệp xâm lấn


  • Phẫu thuật
  • Dùng tia X
  • Dùng ure 
Bên cạnh các phương pháp điều trị, để đạt hiệu quả tối đa người bệnh nên chủ động chăm sóc và áp dụng những thói quen sinh hoạt sau đây để cải thiện bệnh vảy nến móng tay:

  • Thường xuyên cắt móng tay và giữ vệ sinh móng.
  • Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin A, B,C, cùng các loại rau xanh, trái cây,  thực phẩm giàu Omega-3…
  • Áp dụng thời gian sinh hoạt và tập luyện thể thao đều đặn.
  • Giữ tâm lý luôn ổn định, tâm trạng thoải mái.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để giảm tình trạng khô da, bong tróc. Kem dưỡng có tác dụng dưỡng móng, cải thiện tổn thương và làm chậm tiến triển của bệnh.
  • Hạn chế dung nạp các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích.
  • Khi phải làm việc tiếp xúc với các chất tẩy rửa hay thời tiết chuyển lạnh nên đeo bao tay để bảo vệ tối đa.
Bệnh vảy nến móng tay là một bệnh lý ngoài da, lành tính, ít biến chứng. Tuy nhiên, vảy nến móng tay ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, thậm chí đau đớn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, người bị bệnh vảy nến móng tay nên đến các cơ sở ý tế để được thăm khám và điều trị kịp thời và nhanh chóng ngăn chặn những diễn biến xấu của bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

[Giải đáp] Con gái thức khuya có tác hại gì đến cơ thể?

Thường xuyên thức khuya không chỉ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con người. Những tác hại khi ...

Bài đăng phổ biến