Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Bệnh chàm ở mặt và những điều bạn cần biết!

Tự ti, ngại ra ngoài, giao tiếp, lúc nào cũng trong trạng thái kín mít khi ra đường chính là cảm giác của những người bị bệnh ở da, nhất là tại vùng mặt. Vào một ngày đẹp trời, bỗng dưng bạn phát hiện trên mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng li ti, cảm giác ngứa và mẩn đỏ trên mặt. Dù đã tốn rất nhiều tiền nhưng bệnh không hề thuyên giảm và đã quá thất vọng với những phương pháp điều trị bệnh chàm ở mặt này?
Tại bài viết dưới đây, Y dược Luân Thành sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu tất tần tật về bệnh chàm hay chàm khô trên mặt này nhé. Khi hiểu rõ hơn về bệnh, bạn cũng sẽ tìm được những phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh chàm ở mặt và những biểu hiện

Bệnh chàm trên mặt hay còn gọi là bệnh chàm khô ở mặt khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti và muốn giải quyết một cách nhanh chóng. Đây là căn bệnh về da mãn tính xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.
Bệnh chàm ở mặt
Bệnh chàm ở mặt

Những dấu hiệu của bệnh chàm khô ở mặt

Vùng da bị thương màu đỏ, có nhiều mụn nước chính là dấu hiệu của bệnh chàm. Trong thời gian bệnh phát triển sẽ có các cảm giác ngứa ngáy, khó chịu đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ mắc phải nhất.
Thông thường bệnh chàm ở mặt thường phát triển theo nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những biểu hiện khác nhau. Thường sẽ trải qua 4 giai đoạn như:
  • Giai đoạn 1: đây là thời gian đầu bệnh phát triển nên trên da sẽ có những mảng da đỏ, phù, vài hạt nhỏ như nấm và có cảm giác rất ngứa. Tuy nhiên bạn không nên gãi sẽ làm vùng da dẽ nhiễm khuẩn và trở nên nặng hơn.
  • Giai đoạn 2: đây là giai đoạn trung gian, tại các vùng da không còn những hạt màu trắng li ti nữa, thay vào đó là sự xuất hiện của các mụn nước có kích thước từ nhỏ đến lớn.
  • Giai đoạn 3: những bóng nước khi phát triển đến kích thước nhất định nào đó chúng sẽ tự vỡ ra. Dịch màu vàng sẽ tự khô lại và kết thành các mảng bám dày chai lại trên da. Khi lớp da bong ra, da ở vị trí đó sẽ trở nên nhẵn và bóng.
  • Giai đoạn 4: qua một thời gian, da của bạn sẽ nhăn và khô lại và bong tróc. Bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm nhưng không dứt điểm và nhanh chóng tái phát lại. Những vết thương này sẽ không để lại sẹo.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở mặt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô ở mặt. Chúng ta có thể phân ra thành nguyên nhân bên trong và bên ngoài.
Nguyên nhân bên ngoài
  • Khi tiếp xúc với những chất hóa học, sinh học hay sự tác động của thực vật. Nếu không vệ sinh sạch sẽ rất dễ gây nên hiện tượng viêm da. Ngoài ra, việc sử dụng các loại mỹ phẩm, hóa chất, thuốc hóa học các bạn cũng cần nghiên cứu kỹ, tránh sự kích ứng.
  • Việc dùng tay gãi đã vô tình đưa những vi khuẩn, nấm vào bên trong cơ thể gây nên các bệnh về da.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm chứa chất độc hại khiến da bị ăn mòn, dễ viêm nhiễm.
  • Vào mùa hanh khô, độ ẩm của da bị yếu cũng gây nên chàm.
  • Làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Vệ sinh không sạch sẽ, không thường xuyên thay vỏ chăn, gối.
Nguyên nhân gây nên bệnh chàm
Nguyên nhân gây nên bệnh chàm
Nguyên nhân bên trong
  • Bệnh chàm là căn bệnh mãn tính do cơ địa của người bệnh, một số bộ phận tác động gây nên bệnh chàm như: sức đề kháng, thay đổi nội tiết tố, sắc tố da, nội tạng, ...
  • Nếu bạn là người có cơ thể nhạy cảm thì nguy cơ mắc các bệnh như chàm, viêm da là rất cao.

Điều trị bệnh chàm ở mặt bằng cách nào?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh chàm. Tùy thuộc vào tình trạng cảu người bệnh mà bạn nên lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp. Một số cách điều trị bệnh chàm trên mặt phổ biến hiện nay như sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc uống, thuốc bôi, sử dụng ánh sáng hay các phương pháp Đông Y.
Phương pháp điều trị bằng Tây y mang đến những thay đổi nhanh chóng tuy nhiên phương pháp này lại khiến cho người bệnh dễ gặp phải các tác dụng phụ. Khi sử dụng phương pháp này, các bạn nên tuân theo các chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dừng thuốc như vậy sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với phương pháp Đông y tuy an toàn nhưng thời gian điều trị lâu, đòi hỏi người bệnh phải có tính kiên trì.
Một xu hướng mới trong hỗ trợ bệnh chàm hay các bệnh mãn tính nói chung chính là sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được làm từ thảo dược thiên nhiên. Các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp nhé. Liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm thông tin về các sản phẩm chất lượng trong hỗ trợ điều trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

[Giải đáp] Con gái thức khuya có tác hại gì đến cơ thể?

Thường xuyên thức khuya không chỉ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con người. Những tác hại khi ...

Bài đăng phổ biến