Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Theo số liệu thống kê hiện nay, số lượng người mắc các bệnh xương khớp ngày càng gia tăng. Tuy các bệnh xương khớp không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng.

Trong số các bệnh xương khớp thì tiêu biểu nhất là căn bệnh thoái hóa khớp. Nó có thể gây ra nhiều đau đớn và để lại nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.

Để có thể hiểu rõ hơn về bệnh xương khớp và bí quyết để đề phòng, điều trị bệnh hiệu quả, các bạn hãy cùng Y dược Luân Thành tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thoái hóa khớp và nguyên nhân dẫn tới bệnh

1.1. Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là thể mạn tính của bệnh xương khớp hay gặp ở độ tuổi từ 40 trở lên và nhiều nhất ở tuổi sau 60. Thoái hóa khớp là tình trạng đĩa đệm và sụn khớp bị thoái hóa, dần suy giảm chức năng, thể hiện qua những triệu chứng như viêm, dịch khớp giảm. Nó làm ảnh hưởng đến việc vận động, đi lại của người bệnh và khiến các khớp đau, cứng.

Bất cứ khớp nào trên cơ thể đều mang nguy cơ bị thoái hóa và hay gặp nhất là những khớp sau:

  • Khớp gối.
  • Khớp cổ chân.
  • Khớp háng.
  • Khớp vai.
  • Khớp ngón tay, ngón chân.
  • Đốt sống lưng.
Bệnh thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp

1.2. Nguyên nhân dẫn tới bệnh thoái hóa khớp

Có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát

  • Tuổi tác: sự lão hóa tự nhiên là nguyên nhan dẫn đến việc các khớp bị thoái hóa. Tuổi càng cao thì khả năng mắc các bệnh xương khớp càng lớn, thoái hóa khớp càng nặng. Các sụn khớp sẽ bị bào mòn, sức đàn hồi và khả năng chịu lực kém.
  • Do di truyền: theo các chuyên gia, nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh lý về xương khớp thì tỷ lệ bạn bị mắc bệnh xương khớp sẽ cao hơn so với người bình thường.
  • Do nội tiết: khi nội tiết thay đổi làm nồng độ hormone bên trong cơ thể bị mất cân bằng, dẫn tới các bệnh xương khớp. Ngoài ra, các bệnh lý như đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới các hormon bên trong cơ thể và gây ra các biến chứng trên xương khớp của người bệnh.

Nguyên nhân thứ phát

  • Giới tính: nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp cũng liên quan tới việc Hormone Estrogen bị suy giảm. Do vậy, phái nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
  • Viêm nhiễm, tổn thương tại ổ khớp: khi gặp chấn thương hay viêm nhiễm ở các khớp sẽ khiến dây chằng, gân và túi dịch khớp bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng: việc thiếu hụt những dưỡng chất tốt cho xương khớp như Vitamin D, canxi sẽ tăng cao nguy cơ gặp phải các bệnh xương khớp.
  • Thừa cân, béo phì: hệ xương khớp luôn chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể và khi căn nặng tăng, đồng nghĩa với việc hệ xương khớp sẽ phải chịu áp lực lớn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể sẽ gây ra biến dạng khớp, dẫn tới những bệnh lý như thoái hóa khớp.
Xem thêm bài viết về phòng và điều trị bệnh thoái hóa cột sống.

2. Bệnh thoái hóa khớp có triệu chứng ra sao? Biến chứng bệnh là gì?

2.1. Triệu chứng của thoái hóa khớp

Do bệnh thoái hóa khớp thường có triệu chứng bộc phát rất chậm nên ở giai đoạn đầu của bệnh, những biểu hiện này thường rất khó thấy.

Bệnh thoái hóa khớp thường có những biểu hiệu như sau:

  • Sưng khớp: khớp của bệnh nhân sẽ sưng lên do sự tràn dịch.
  • Đau nhức: đặc trưng của các bệnh xương khớp đều là đau nhức âm ỉ tại các khớp. Theo thời gian, các cơn đau sẽ tăng dần và ngày càng nặng hơn, đặc biệt là khi bệnh nhân di chuyển, leo cầu thang. Các cơn đau cũng thường hay xuất hiện vào ban đêm.
  • Cứng khớp: triệu chứng này thường xuất hiện kèm với sưng khớp, báo hiệu bệnh đã trở nặng.
Căn bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối

2.2. Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp

Nếu bệnh thoái hóa khớp không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới những biến chứng như sau:

  • Teo cơ
  • Bại liệt
  • Tàn phế

3. Cách trị bệnh thoái hóa khớp

3.1. Trị bệnh thoái hóa khớp bằng y học hiện đại

  • Vật lý trị liệu, điều trị bảo tồn

Ở giai đoạn đầu, khi bệnh vẫn còn nhẹ, người bệnh sẽ được điều trị bằng vật lý trị liệu như xung điện, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, luyện tập cơ khớp, thoa bóp…

Cần kết hợp ngơi nghỉ hợp lý, tránh di chuyển mạnh để đạt được hiệu quả điều trị một cách tốt nhất.

  • Các thuốc điều trị

Ở giai đoạn bệnh đã trở nặng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc như thuốc tiêm, kháng viêm, thuốc giảm đau, giãn cơ...

Tuy nhiên, các loại thuốc này cần tránh sử dụng trong thời gian dài vì có thể sẽ để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

  • Phẫu thuật

Với những trường hợp khớp đã bị biến dạng, cứng khớp không thể cử động và không thể điều trị bằng thuốc thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Những phương pháp thường hay được thực hiện là: cấy ghép các tế bào sụn, mổ để thay khớp…

Xem thêm bài viết: Tìm hiểu về căn bệnh khô khớp và cách điều trị hiệu quả.

3.2. Điều trị thoái hóa khớp bằng y học cổ truyền

Các thuốc Tây Y điều trị bệnh thoái hóa khớp thường có các tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài. Do vậy, người bệnh thường hay có thiên hướng sử dụng y học cổ truyền để điều trị. Các bài thuốc Đông Y thường sử dụng những thảo dược từ thiên nhiên nên khá lành tính và có thể sử dụng trong thời gian dài.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể kết hợp thêm các phương pháp điều trị như bấm huyệt, châm cứu… Tuy nhiên, bệnh nhân nên tìm hiểu thật kỹ về nguồn gốc xuất xứ và cơ sở cung cấp những bài thuốc Đông Y trước khi chọn lựa sử dụng. Tránh tình trạng mua phải sản phẩm không chất lượng, khiến bệnh trở nặng hơn.

3.3. Người bị thoái hóa khớp nên lưu ý gì?

Thói quen sống cũng góp phần cải thiện bệnh thoái hóa khớp. Vì vậy, người bệnh cần tạo cho mình những thói quen tốt để bệnh thoái hóa khớp được thuyên giảm nhanh chóng.

Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh nên lưu tâm:

  • Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin E, D, C, K. Những thực phẩm này giúp bổ sung chất nhờn cho khớp, giúp khớp khỏe mạnh hơn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đồ rán xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồ uống có cồn và các chất kích thích.
  • Giữ đúng tư thế khi làm việc, di chuyển và tránh khuân vác vật nặng.
  • Duy trì chế độ tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

[Giải đáp] Con gái thức khuya có tác hại gì đến cơ thể?

Thường xuyên thức khuya không chỉ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con người. Những tác hại khi ...

Bài đăng phổ biến