Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Bệnh mề đay Cholinergic gây phiền toái ra sao và cách khắc phục

Bệnh mề đay cholinergic là một bệnh lý về da phổ biến, bệnh xuất hiện khi cơ thể có những biến đổi về thân nhiệt, thường là khi nhiệt độ cơ thể tăng lên đồng thời tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện ban đỏ và ngứa. Có rất nhiều những nhận định không đúng về bản chất của bệnh. Dưới đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh cũng như bản chất để tìm ra những biện pháp khắc phục hợp lý.
Bệnh mề đay Cholinergic
Bệnh mề đay Cholinergic

Bệnh mề đay cholinergic là gì?

Bệnh mề đay cholinergic là một thể của bệnh mề đay với biểu hiện là mẩn ngứa. Khi bị mề đay cholinergic người bệnh thường thấy cơ thể xuất hiện các nốt mẩn ngứa, sưng đỏ và phù nhẹ trên bề mặt da. Điều này đã được kết luận liên quan trực tiếp đến chất Acetylcholine, đây là một hợp chất hữu cơ có chức năng dẫn truyền các xung thần kinh. Trong cơ thể, khi não bộ tiếp nhận thông tin sẽ giải phóng hợp chất này nhằm truyền tín hiệu tới các chức năng liên quan khác. Những bộ phận chịu ảnh hưởng từ hợp chất này gọi chung là cholinergic.
Khi Acetylcholin được sinh ra liên tục với số lượng lớn sẽ gây kích ứng da, hệ tế bào mast sẽ phát triển và giải phóng histamin. Kết quả của quá trình là sẽ làm da phát ban, mề đay, mẩn ngứa.
Hiện tại mề đay cholinergic được chia thành 4 loại: 
  • Mề đay cholinergic tự phát
  • Mề đay cholinergic kèm tắc lỗ chân lông
  • Mề đay cholinergic khởi phát do dị ứng 
  • Mề đay cholinergic khởi phát do giảm tiết mồ hôi

Nguyên nhân của bệnh mề đay cholinergic

Bệnh mề đay cholinergic thường khởi phát khi bị kích thích bởi tuyến mồ hôi hoạt động quá tải. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Yếu tố bên trong: 
  • Sức đề kháng
  • Da nhạy cảm
  • Di truyền
  • Lạm dụng thuốc
  • Tập thể dục với cường độ cao gây tiết mồ hôi nhiều liên tục và ứ đọng tại khu vực lỗ chân lông.

Yếu tố bên ngoài:
  • Môi trường làm việc căng thẳng, áp lực.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, khi làm việc dưới nhiệt độ cao cơ thể tiết mồ hôi và bã nhờn liên tục.
  • Hóa chất độc hại, bụi bẩn

Nguyên nhân bệnh mề đay Cholinergic
Nguyên nhân bệnh mề đay Cholinergic

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay cholinergic

Khi cơ thể quá nóng hay đổ mồ hôi nhiều và liên tục thì các triệu chứng thường khởi phát rất nhanh, chỉ sau vài phút. Đa số bệnh nhân đều có biểu hiện ban đầu là ngứa.
Bệnh mề đay cholinergic có thể bị toàn thân hay chỉ khu trú trên một số điểm da, đó là:
  • Các nốt sẩn da mọc dần lên với diện tích 1mm - 3mm mang đến cảm giác ngứa.
  • Vị trí da bị bệnh sẽ có giới hạn rất rõ ràng với vùng da xung quanh, các vùng mề đay thường có xu hướng mọc gần nhau hoặc tạo thành các mảng lớn.
  • Cảm giác ngứa thường xuất hiện vào chiều tối và đêm.
  • Đôi khi có trường hợp bệnh nhân cảm thấy da khô nóng và khó chịu kiểu châm chích.
  • Với người có tiền sử bệnh hen thì rất gặp những cơn hen trong quá trình mắc mề đay cholinergic.
  • Sốt nhẹ, đau bụng kèm tiêu chảy.

Mức độ nguy hiểm của bệnh mề đay cholinergic ra sao?

Bệnh mề đay cholinergic chỉ là bệnh ngoài da, khởi phát nhanh không gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Nếu không phát hiện sớm thì bệnh sẽ nặng hơn và trở thành bệnh mãn tính, mức độ tái phát tăng lên và để lại rất nhiều hậu quả. Thường là:
  • Phù nề một số bộ phận, vùng bị mề đay
  • Bội nhiễm và ngứa toàn thân
  • Mất thẩm mỹ, cản trở giao tiếp.
  • Đôi khi có trường hợp nặng có dấu hiệu sốc phản vệ hoặc đột quỵ.

Các cách chữa bệnh mề đay cholinergic

Với mọi phương pháp áp dụng cho bệnh nhân mề đay cholinergic để đạt hiệu quả tối đa thì phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng, cơ địa…
Việc bệnh nhân chủ động nắm bắt tình hình bệnh và đến các cơ sở y tế thăm khám vô cùng quan trọng. Điều này giúp quá trình điều trị được rút ngắn.

Phương pháp Tây y

Bệnh nhân sẽ được kê toa đơn thuốc uống và bôi. Các loại thuốc chữa mề đay cholinergic thường chứa corticoid, chất kháng histamin, ức chế miễn dịch…
Phương pháp này thường hạn chế với nhóm phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 6 tuổi. Một số loại thuốc phổ biến: Eumovate, viên uống Loratadin…

Phương pháp chữa mề đay cholinergic tại nhà

Bệnh nhân có thể sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên trong dân gian để đun nước tắm hay giã nát đắp lên vùng bị mề đay.
Các công đoạn sử dụng nguyên liệu nên được xử lý cẩn thận do các loại lá thường có nhựa côn trùng. Một số loại lá chữa bệnh mề đay cholinergic phổ biến là: lá khế, tràu không, nha đam, tía tô…
       >>> Chi tiết về các cách chữa bệnh mề đay tại nhà, tham khảo ngay tại đây!
Cách chữa bệnh mề đay Cholinergic tại nhà
Cách chữa bệnh mề đay Cholinergic tại nhà

Phương pháp Đông y chữa bệnh mề đay cholinergic

Theo quan điểm Đông y, bệnh mề đay cholinergic nói riêng và các bệnh nói chung đều cần điều trị từ căn nguyên, cái gốc của mầm bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là với mỗi cơ địa bệnh nhân, tiền sử bệnh hay những vấn đề liên quan thì bác sĩ đông y đều có thể gia giảm được liều và vị thuốc.
Quá trình này sẽ tốn rất nhiều thời gian, đòi hỏi bệnh nhân phải hết sức kiên trì. Do vậy, dù quá trình chữa bệnh an toàn nhưng một số đối tượng bệnh nhân vẫn phải phân vân khi lựa chọn sử dụng.

Phương pháp đẩy lùi và tránh xa bệnh mề đay cholinergic

Do chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh mề đay nên để cải thiện tình trạng tiến triển và tái phát của bệnh, bệnh nhân nên lưu ý áp dụng một số điểm sau:
  • Hàng ngày, tắm sạch bằng nước ấm.
  • Không sử dụng đồ ăn nhanh, dầu mỡ, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không tập luyện thể thao với cường độ quá mạnh.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Bảo vệ da tránh ánh nắng trực tiếp quá lâu.
  • Bổ sung các loại vitamin và chất xơ..và chú ý cân bằng dưỡng chất từng bữa ăn.

Bệnh mề đay cholinergic là một bệnh ngoài da có diễn biến phức tạp, khó điều trị và hay tái phát. Bệnh nhân nên chú ý quan sát mọi dấu hiệu của bệnh để kịp thời đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám. Xác định được bệnh và dùng phương pháp phù hợp sẽ góp phần giúp cải thiện bệnh nhanh hơn, cuộc sống của bệnh nhân cũng sớm trở lại bình thường. 
Trên đây là những thông tin về bệnh mề đay cholinergic, mọi thắc mắc về bệnh hay những phương pháp hỗ trợ, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0965671087.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

[Giải đáp] Con gái thức khuya có tác hại gì đến cơ thể?

Thường xuyên thức khuya không chỉ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con người. Những tác hại khi ...

Bài đăng phổ biến