Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Bệnh vảy phấn hồng kiêng gì?

Một trong những vấn đề cần quan tâm của những người bị vảy nến thể phấn hồng chính là bệnh vảy phấn hồng kiêng gì việc ăn uống cung cấp thực phẩm cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của bệnh cũng như hỗ trợ điều trị. Tại bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều cần kiêng kị khi bị vảy phấn hồng nhé!

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Vảy phấn hồng là thể vảy nến thể nhẹ có thể tự khỏi từ 6 đến 8 tuần. Tuy nhiên, khi cung cấp các thực phẩm kiêng kị của bệnh rất dễ làm bệnh phát nặng hơn.

Đồ ăn cay nóng

Đối với các loại đồ ăn cay nóng như ớt, tỏi, tiêu, cà ri, ... chính là kẻ thì của tất cả các dạng của bệnh vảy nến. Thực phẩm cay nóng chính là tác nhân làm suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng các phản ứng trên da. 
Không những thế, thực phẩm cay nóng khiến vùng da tổn thương càng trở nên ngứa ngáy hơn, gây khó chịu cho người bệnh. Từ đó có thể dẫn đến các vết thương trầm trọng hơn do gãi.
Bệnh vảy phấn hồng kiêng ăn đồ cay nóng
Bệnh vảy phấn hồng kiêng ăn đồ cay nóng

Đồ ăn dễ gây dị ứng

Những thực phẩm chứ nhiều Protein như hải sản, tôm, cua, các loại đậu phộng, sữa, trứng, ... Đặc biệt nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm nên chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống của mình để tránh bệnh phát nặng hơn.
Ngoài ra, các bạn nên cung cấp nhiều rau xanh, hoa quả để tăng sức đề kháng.

Chất kích thích

Việc sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafe, ... cũng được coi là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến. Các chất kích thích ảnh hưởng đến bạch cầu và làm thay đổi lượng tế bào Lympho T gây sản sinh lớp da chết gây nên bệnh vảy nến. 
Trong thời gian điều trị, các bạn nên tránh sử dụng các chất kích thích để hỗ trợ tốt nhất và hạn chế tính trạng tái phát.

Vảy phấn hồng cần tránh những gì?

Tránh bụi bẩn, vi khuẩn

Tại môi trường bụi bẩn, nhiều vi khuẩn khiến vùng da của bạn dễ bị nhiễm khuẩn và trở nên nặng hơn gây khó khăn cho quá trình điều trị. Do vậy khi đi qua môi trường này, các bạn nên bảo vệ làn da của mình tốt nhất và hãy giữ cơ thể luôn sạch sẽ.

Tránh côn trùng cắn

Khi bị côn trùng cắn hay có thêm các vết thương trên da cũng khiến cho vùng da của bạn bị tổn thương nặng hơn, gây ngứa thậm trí là nhiễm trùng.
Khi bị côn trùng như kiến, ong, muỗi, ... cắn các bạn nên sử dụng  các sản phẩm làm dịu da, thanh nhiệt, giải độc ngay.

Tránh tia cực tím

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời tốt cho da nhất là người bị vảy nến phấn hồng, tuy nhiên nếu lượng tia cực tím lớn tác động đến da trong thời gian dài lại gây tổn hại cho da. Tia cực tím có thể gây lão hóa da, ảnh hưởng đến các cấu trúc tế bào da, ưng thư da. 
Người bệnh vảy nến nên hạn chế ra đường vào trời nắng tại khung giờ từ 10 - 16 giờ, nếu cần ra ngoài, hãy bảo vệ làn da của bạn. 
Tránh tia cực tím trong khung giờ 10 - 16 giờ
Tránh tia cực tím trong khung giờ 10 - 16 giờ

Tránh tiếp xúc với hóa chất

Bệnh vảy phấn hồng nói riêng và những người bị vảy nến nói chung nên hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, chất tảy rửa mạnh, mỹ phẩm, ... các thành phần hóa học của những sản phẩm này có thể gây bào mòn da, gây kích ứng khiến bệnh càng trở nên nặng hơn, dễ lây lan ra khắp cơ thể. 

Tránh Stress, lo âu

Stress, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh vảy nến phấn hồng. Khi bị vảy nến những cơn ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ cũng dễ gây nên Stress. Do vậy các bạn nên giữ được tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh stress kéo dài gây vảy nến trầm trọng hơn.
Qua bài viết, Y dược Luân Thành hi vọng các bạn có thể trả lời được câu hỏi bệnh vảy phấn hồng kiêng gì để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

[Giải đáp] Con gái thức khuya có tác hại gì đến cơ thể?

Thường xuyên thức khuya không chỉ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con người. Những tác hại khi ...

Bài đăng phổ biến