Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Những tác động của ánh sáng mặt trời với người mắc bệnh vẩy nến

Hầu hết chúng ta đều nhận thấy tình trạng bệnh có phần thuyên giảm vào mùa hè, khi mà thời tiết trở nên ấm hơn, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những nơi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn sẽ có xu hướng bệnh nhẹ hơn so với những vùng da bị che kín. Không phải ngẫu nhiên mà có người nói tình trạng bệnh của họ được cải thiện nhờ vào việc tắm nắng mỗi ngày, cơ bản việc phơi mình dưới ánh sáng mặt trời mỗi ngày trong thời gian vừa đủ sẽ đem lại lợi ích rất tốt cho người mắc bệnh vẩy nến. Sau đây hãy cùng Y Dược Luân Thành tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp này nhé.

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là bệnh tự miễn mãn tính hay còn gọi là viêm da , chưa có nguyên nhân chính xác cho việc gây ra bệnh vảy nến nhưng theo nghiên cứu bệnh vảy nến xuất hiện do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị, thường được sử dụng nhiều nhất đó là phương pháp chữa bệnh bằng thuốc bôi, uống, tiêm sinh học trong tây y cho hiệu quả rất cao nhưng đồng thời cũng có nhiều hệ lụy đi kèm. Cách chữa trị bằng đông - nam dược lại lành tính và an toàn cho người bệnh nhưng thường khá mất thời gian. Ngoài ra còn phương pháp khác đó là chiếu tia UV, cũng tương tự như việc tắm nắng nhưng lại cho hiệu quả nhanh tức thì, tuy nhiên mức kinh phí phải chi trả cho việc điều trị cũng tương đối cao.

Ích lợi đem lại của ánh sáng mặt trời đối với người bị vẩy nến

Trong ánh nắng mặt trời gồm có những tia UV giúp ức chế miễn dịch và làm giảm các triệu chứng bệnh vảy nến. Ngoài ra tắm nắng còn bổ sung thêm Vitamin D, bảo vệ da và điều hòa miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Tia UV là và tác dụng của chúng

Tia UV hay còn gọi là tia cực tím, bao gồm tia UVA và tia UVB.

Theo các nghiên cứu cho thấy tia UVA tự nhiên không giúp cải thiện tình trạng bệnh vẩy nến.

Tia UVB lại khác, nó giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào da, giảm viêm cũng như giảm tỷ lệ bùng phát bệnh ở những người mắc bệnh vảy nến.
Tác dụng của ánh sáng mặt trời
Tác dụng của ánh sáng mặt trời
Ánh sáng mặt trời giúp kiểm soát vẩy nến rất tốt, xong cũng nên lưu ý để tránh lạm dụng nó khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó kiểm soát. Vậy phơi nắng bao nhiêu là đủ ?

Khi bắt đầu trị liệu, chỉ nên tắm nắng từ 5 - 10 phút/ lần, sau đó tăng dần theo thời gian tùy vào mức độ chịu đựng phù hợp với da của mình và tối đa là 30 phút mỗi ngày. Thời gian thích hợp nhất để tắm nắng là từ 6h đến 9h sáng, lúc đó các tia nắng chưa quá gắt và không chứa các tia gây hại khiến cho da bị tổn thương. Người tắm nắng cũng nên lưu ý bảo vệ da bằng cách mặc quần áo đủ dài hoặc bôi các loại kem chống nắng ( SPF từ 30 trở lên ) an toàn cho da được khuyến cáo để tránh tình trạng cháy nắng trên da.

“Tác dụng phụ” tắm nắng mang lại

Việc tiếp xúc an toàn với 1 lượng tia UV vừa đủ có thể hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến rất hiệu quả và kiểm soát bệnh tốt hơn. Tuy nhiên mọi thứ đều có 2 mặt, nếu không tắm nắng đúng cách hay quá lạm dụng nó thì hậu quả mang lại sẽ rất khôn lường:

Ung thư da: con người khi tiếp trực tiếp quá lâu với ánh nắng gay gắt sẽ có nguy cơ ung thư da rất cao, những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là trẻ nhỏ, người có da nhạy cảm và những người không bảo vệ da đầy đủ.
1 số loại thuốc uống, kem bôi da hay thuốc mỡ làm da nhạy cảm hơn rất nhiều với ánh nắng, tăng khả năng dẫn đến tình trạng cháy nắng và các dạng tổn thương da khác. Chính vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình trị liệu bằng phương pháp quang học.

Hiện nay bệnh vẩy nến vẫn đang là bài toán đau đầu với tất cả các bác sĩ đến những nhà nghiên cứu về da liễu hàng đầu thế giới. Bệnh chưa có bất kì phương pháp hay 1 liệu trình nào chữa trị dứt điểm, nhưng để hỗ trợ điều trị và kiểm soát tốt tình trạng bệnh thì lại có vô vàn, trong đó không thể không nói đến sử dụng ánh sáng mặt trời, song song với việc dùng thuốc sẽ giúp cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh 1 cách rõ rệt và cực kì hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng nổi bật

[Giải đáp] Con gái thức khuya có tác hại gì đến cơ thể?

Thường xuyên thức khuya không chỉ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con người. Những tác hại khi ...

Bài đăng phổ biến